Sơ đồ đóng cọc tre xuống nền đất yếu tại Hà Nội
Trên thực tế nhiều đơn vị thi công trong ngành dịch vụ đóng cọc tre thường không để ý tới sơ đồ đóng cọc tre. Nhưng bố trí sơ đồ đi cọc như thế nào lại là vấn đề rất quan trọng liên quan đến sức chịu tải của cọc. Nếu đi sơ đồ đúng kỹ thuật thì ta có thể tận dụng tối đa sức chịu tải của cọc, nếu đi sơ đồ sai kỹ thuật sức chịu tải của cọc chỉ đạt 60 – 70 % so với thiết kế.
Vậy sơ đồ đóng cọc tre như thế nào là tốt và đúng kỹ thuật nhất?
Về cách bố trí cọc trên mặt bằng móng tùy thuộc vào loại hình kết cấu móng và ý đồ của kỹ sư thiết kế. Có hai cách để bó trí cọc trên mặt bằng móng chính đó là:
+ Bố trí cọc theo ruộng cọc. Hình thức bố trí này thông thường dùng cho các kết cấu móng nhà dân là móng bè, móng đơn
+ Bố trí cọc theo luống. Hình thức bố trí móng này áp dụng trong trường hợp kết cấu móng nhà dân là móng băng.
Hai hình thức bố trí cọc trên khi thi công đóng cọc đều phải tuân thủ theo sơ đồ đóng cọc tre chung như sau:
Nếu là ruộng cọc thì đóng từ vòng biên đóng vào, chiều đi theo hình xoắn ốc và đi cùng chiều kim đồng hồ.
Nếu là luống cọc, ta thi công từng luống riêng biệt và chiều đi của từng luống cọc cũng đi từ vòng biên đi vào giữa, đi theo hình xoắn ốc cùng chiều kim đồng hồ.
Key: So do dong coc tre xuong nen dat yeu - Pha do nha