Cách tính mật độ đóng cọc tre như thế nào?
Về cơ sở lý thuyết kết cấu nền móng, thiết kế mật độ đóng cọc tre phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Phụ thuộc vào tải trọng của công trình tác động vào móng nhà. Nếu công trình có tải trọng lớn, mật độ cọc tre sẽ dày, còn ngược lại tải trọng nhỏ mật độ cọc tre sẽ thưa hơn.
+ Phụ thuộc vào mặt cắt địa chất, nếu cọc được đóng trong nền đất tốt thì mật độ đóng cọc tre sẽ thưa hơn so với đóng trong nền đất yếu như bùn nhão, đất sét pha chảy dẻo.
Mật độ đóng cọc tre phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
Trên thực tế không có mật độ, định mức hay một tiêu chuẩn đóng cọc chung nào để áp dụng cho các công trình nền móng, mật độ này sẽ thay đổi tùy thuộc vào hai yếu tố trên. Để tính được mật độ này đơn vị thiết kế kết cấu sẽ tính toán và đưa ra một mật độ nhất định áp dụng cho công trình đó.
Vậy có kinh nghiệm nào bố trí mật độ đóng cọc tre mà không cần thiết kế?
Tổng hợp những bản thiết kế thiết kế tiêu chuẩn định mức đóng cọc tre, mật độ đóng cọc giao động từ 20 – 50 cọc/m2.
+ Nếu công trình có diện tích nhỏ, tải trọng nhỏ đóng xuống nền đất tốt, mật độ đóng cọc có thể lấy con số 20 cọc/m2. Đóng xuống nền đất yếu mật độ cọc lấy 35 cọc/m2
+ Nếu công trình có diện tích lớn, tải trọng lớn mà đóng xuống nền đất tốt, mật độ đóng cọc thông thường lấy 40 cọc/m2. Đóng xuống nền đất yếu mật độ cọc 50 cọc/m2.
Trên đây là số liệu để các chủ đầu tư tham khảo tính toán số lượng cọc dự toán cho công trình. Để đảm bảo về mặt kết cấu nền móng công trình được an toàn, chủ đầu tư cần sự tư vấn trực tiếp của nhà thầu đóng cọc hay các kỹ sư, kiến trúc sư thiết kế.
Key: Tu van ve dinh muc, tieu chuan, mat do dong coc tre tot nhat de gia co nen mong tai Ha Noi – Pha do cong trinh xay dung
Moi thắc mắc xin liên hệ: Điện thoại (024) 66 70 9999, Hotline 0367.222.111